Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 40: Trợ từ nghi vấn

Có bạn nào vẫn đang băn khoăn về vấn đề này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha!!


Ngữ pháp tiếng Nhật N4


>>> Khi muốn đưa ra một yêu cầu hoặc một lời khuyên, bạn nên dùng những câu giao tiếp "Chuẩn Nhật" như thế này!

>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích Lời nói dối cuối cùng


Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 40: Trợ từ nghi vấn




1. Trợ từ nghi vấn
a, Trợ từ ~か là trợ từ nghi vấn đã học thường được đặt cuối câu nghi vấn
(1)A: 会議(かいぎ)は何時(なんじ)に終(お)わりますか。Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc 
B: 分(わ)かりません。Tôi không biết.
A+B = 会議(かいぎ)は何時(なんじ)に終(お)わりますか+ 分かりません。
Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc?+ không biết 
=> 会議(かいぎ)は何時(なんじ)に終(お)わるか、分(わ)かりません。Không biết mấy giờ thì cuộc họp kết thúc.

(2) どうしたらいいですか + 考(かんが)えてください。 Nên làm thế nào thì tốt + hãy suy nghĩ 
=> どうしたら いいか、考えてください。 Hãy suy nghĩ xem nên làm thế nào thì tốt.

(3) 神戸(こうべ)はどんな町(まち)ですか + 知(し)りません。 
Kobe là thành phố như thế nào ? + không biết 
=> 神戸(こうべ)はどんな町(まち)か、知(し)りません。 Không biết Kobe là thành phố như thế nào. 
Các ví dụ trên là câu hỏi với từ để hỏi được sử dụng như một thành phần trong câu.

b, Cấu trúc
V / Aい + か、~
Na / N + か、~

c, Phân biệt なにか và どこか trong các trường hợp: 
(1) はこの中身(なかみ)は何(なに)か、調(しら)べてください。 Hãy kiểm tra xem trong hộp có cái gì. 
(2) のどが乾(かわ)きましたから、何(なに)か飲(の)みたいですね。 Vì khát nước nên muốn uống cái gì đó quá nhỉ.
(3) お手洗(てあら)いはどこか、分(わ)かりません。 Không biết nhà vệ sinh ở đâu. 
(4) 今日(きょう)はいい天気(てんき)ですね。どこか 行(い)きますか。 Hôm nay trời đẹp quá. Bạn có đi đâu đó không?


2. Cấu trúc:
V / Aい + かどうか、~
Na / N + かどうか、~
  • Ý nghĩa: Có ~ hay không 
  • Cách dùng: ~かどうか được sử dụng khi một câu văn nghi vấn không có từ nghi vấn trong thành phần câu.
  • Ví dụ: 
(1) リーさんは来(き)ますか + 分(わ)かりません。 Ông Lee có đến không? + không biết 
=> リーさんは 来るかどうか、分かりません。 Không biết ông Lee có đến không. 
(Aかどうか có nghĩa là “là A, hay không phải là A”. Ví dụ (1) có nghĩa là “Ông Lee có thể đến và có thể không”)

(2) 間違(まちが)いがありませんか + 調(しら)べてください。 Có lỗi sai không? + hãy kiểm tra 
=> 間違(まちが)いがないかどうか、調(しら)べてください。 Hãy kiểm tra xem có lỗi sai không.
Lưu ý: Trong ví dụ 2, người ta không dùng “間違(まちが)いがあるかどうか” mà dùng “間違(まちが)いがないかどうか” vì người nói hy vọng rằng không có sự nhầm lẫn nào.


3. Vてみます。Thử làm gì đó
  • Ý nghĩa: Mẫu câu diễn đạt ai đó muốn thử làm việc gì để xem kết quả thế nào.
  • Cách dùng: Trong mẫu câu này động từ đứng trước みます chia ở thể て. Vì みます nguyên thủy là một động từ nên cũng chia như các động từ khác.
  • Ví dụ: 
(1) 日本のお酒(さけ)を飲(の)んでみたいです。Tôi muốn uống thử rượu của Nhật.
(2) ちょっとこの店(みせ)に入(はい)ってみよう。Chúng ta hãy thử vào quán này một chút đi.


4. Aい => A さ
  • Cách dùng: Ta có thể biến một tính từ đuôi い sang danh từ trừu tượng miêu tả tính chất, trạng thái bằng cách đổi đuôi い thành さ.
  • Ví dụ: 
(1) 高(たか)い (cao) => 高さ (độ cao) 
(2) 新(あたら)しい (mới) => 新しさ (sự mới, cái mới)
(3) ** Đặc biệt いい (tốt) => よさ (cái tốt)
(4) 山(やま)の高(たか)さはどうやって測(はか)るか、知(し)っていますか。
Bạn có biết làm thế nào để đo được độ cao của núi không?


Càng học lên các khó. Phải xem trước bài để hiểu bài nhanh hơn nhé các bạn! Bài học tiếp theo cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nè!! >>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 41

Nhận xét