"Trường âm trong tiếng Nhật đóng góp vài trò vô cùng quan trọng tạo nên sự phong phú cho tiếng Nhật" Có đúng vậy hay không? Cùng Kosei tìm hiểu nhé!!
Trường âm trong tiếng Nhật, Bạn có biết???
Với một người học tiếng Nhật, dù bạn mới ở mức mới bắt đầu, thì hẳn là bạn cũng nghe đến các Âm Kunyomi, Âm Onyomi, Âm ngắt… các thể loại rồi nhỉ.
Vậy còn trường âm là gì? Cùng Kosei tìm hiểu nhé!
1. Trường âm - Đúng như cái tên của chúng
Hãy bắt đầu từ cái tên “Trường âm” để bắt đầu tìm hiểu về loại âm này nhé!
“Trường” theo âm Hán Việt có nghĩa là dài, kéo dài. Vậy “Trường âm” chính là những âm tiết kéo dài với độ dài tương đương với 2 âm tiết. Khi nghe nó giống như là bạn đang ê a kéo dài khi đọc một chữ cái vậy. (giống như các bé học đọc ý nhở)
Tuy nhiên, khi phát âm Trường âm cũng nhiều cách phát âm nhấn nhá riêng biệt góp phần thể hiện ý nghĩa của lời nói.
Năm nguyên âm cơ bản của tiếng Nhật là あ い う え お là những “đại biểu” có trường âm. Đằng sau mỗi nguyên âm này có thể là chữ cái đó tương ứng như おばあちゃん、いいえ,,,
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trường âm của nguyên âm này là một âm khác như こうこう、せんせい.
Nói tóm lại, Trường âm là những nguyên âm kéo dài 2 âm tiết của năm nguyên âm あ い う え お và có nhiều cách nhấn nhá trường âm giúp phần thể hiện thêm ý nghĩa của câu nói.
2. Vai trò của trường âm trong tiếng Nhật
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể kết luận rằng “trường âm chính là một bộ phận cấu tạo nên từ”. Chúng kết hợp với các nguyên âm và các chữ cái tạo nên những từ vựng mới mang ý nghĩa mới.
Bạn có thể thấy qua các ví dụ dưới đây:
Nếu không có trường âm, chắc hẳn các bạn sẽ không thể nào phân biệt được từ nào với từ nào. Và đây chính là vai trò vô cùng quan trọng quả trường âm.
Bởi chỉ cần người đọc phát âm thiếu một quãng tương đương với một âm tiết thôi thì đã nói sai sang một từ khác rồi. Cũng bởi sự cẩn trọng và tỉ mỉ cần phải có khi học trường âm này mà trong bài thi Đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT có rất nhiều câu hỏi về cách phát âm của Kanji. Chính vì vậy khi học tiếng Nhật bạn nên để ý kỹ phần trường âm này nhé!
Quả không ngoa khi nói trường âm có vai trò tạo nên sự phong phú cho tiếng Nhật
Như đã nói ở trên thì trường âm là của 5 âm tiết あ い う え お nên sẽ có đến 5 trường hợp phân biệt để nhận biết cũng như học cách viết.
3.1. Trường âm của nguyên âm あ
Đây là một trường hợp rất dễ nhìn ra. Cứ từ nào mà có âm あ ở ngay đằng sau chữ cái cột 「あ」thì đó chúng là trường âm.
Ví dụ: おかあさん (mẹ)、おばあさん (bà)、まあまあ (tàm tạm)
Đối với trường âm あ thì hầu như phát âm thanh bằng, không có lên giọng, xuống giọng nhiều và điều bạn cần lưu ý khi phát âm trường âm này là nhớ kéo dài phát âm chữ cái trước trường âm あ với độ dài 2 âm tiết nhé!
3.2. Trường âm của nguyên âm い
Đối với các chữ cái đứng hàng い thì trường âm theo sau đó cũng chính là い luôn. Chắc hẳn không có điều gì quá khó nhận biết ở đây đâu.
Điển hình như いいえ vẫn hay dùng để từ chối. Hay おじいさん Có nghĩa là ông.
3.3. Trường âm của nguyên âm う
Có lẽ đây sẽ là trường âm gặp nhiều nhất trong thời gian học tiếng Nhật của bạn. Và đôi khi nhầm nhằng chút sang trọng âm. Nhưng cũng đừng lo lắng vì dù sao đa số giữa chúng cũng có sự khác biệt rõ ràng khi chắc phát âm.
Trường âm của nguyên âm う đứng đằng sau sẽ là う và phát âm bằng không nhấn nhá.
Ví dụ như ゆうき - Dũng khí
ぎゅうにゅう - Sữa bò
くうき - Không khí
3.4. Trường âm của nguyên âm え
Đối với nguyên âm え có hai cách thể hiện trường âm là chữ え hoặc chữ い đứng phía sau. Thường thì chúng ta sẽ bắt gặp trường hợp có chữ い nhiều hơn. Trường âm có chữ え thường là những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: ええ - Vâng, ねえ- Này,
おねえさん - Chị gái
Còn trường hợp trường âm え có chữ cái い như
芸能げいの - Nghệ thuật
せんせい - Thầy giáo
3.5. Trường âm của nguyên âm お
Cũng giống với trường âm của nguyên âm え, trường âm của nguyên âm お cũng có hai cách thể hiện.
Thứ nhất, trường âm của nguyên âm お có chữ お đứng đằng sau. Tuy nhiên, những trường hợp này không có nhiều nên rất dễ nhớ
Ví dụ: 大きい - おおきい - Lớn
遠い - とおい - Xa
多い - おおい - Nhiều
Thứ hai, trường âm của nguyên âm お có chữ う đứng đằng sau. Trường hợp này thường gặp trong rất nhiều từ vựng và thường là thuộc âm On. Chẳng hạn như:
高校 - こうこう - trường cấp 3
少年 - しょうねん - Thiếu niên
能力 - のうりょく - Năng lực
4. Trường âm viết như thế nào???
Ở trên, chúng ta đã học được quy tắc trường âm với 5 nguyên âm cơ bản của bảng chữ cái Hiragana rồi. Từ đó chúng ta có thể nhìn và nhận biết ngay ra trường âm để phát âm một cách chính xác nhất.
Còn cách viết tiếng Nhật có hai bảng chữ cái nên Trường âm có đến 2 cách thể hiện riêng biệt cho từng dạng chữ nhé!
4.1. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Hiragana
Dựa vào quy tắc ở phần 2 chúng ta cũng hình dung ra được cách viết trường âm như thế nào. Đằng sau mỗi chữ cái thuộc hàng nguyên âm あ, い, う, え, お sẽ là trường âm tương ứng theo quy tắc nhất định.
Về mặt hình thức, trường âm được viết giống hệt như các nguyên âm và chữ cái khác trong từ bởi dù sao thì nó cũng có độ dài phát âm như một âm tiết.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có những chữ あ, い, う, え, お được viết khá nhỏ bên cạnh các chữ cái thuộc các cột tương ứng như さぁしい、スゥ cũng được coi là trường âm.
4.2. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Katakana
Nếu được viết bằng Hiragana là biểu thị hẳn một chữ cái tương ứng, thì Katakana lại là một dầu “ー” Ngạch ngang. Những trường âm trong những từ vựng được viết bằng Katakana - loại chữ dùng để viết chữ nước ngoài, đều dựa và phát âm từ vựng đó “của người nhật” để thể hiện. Nên với những từ vựng như này, bạn cần phải nhớ trường âm của chúng đấy!
Ví dụ: フリー: Free
カード : Xe đẩy hàng
カロリー: Ga
タクシー: Taxi
4.3. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Romaji
Như trong bài viết Romaji là gì? Cách học tiếng Nhật Romaji dễ nhớ nhất!
Chữ Romaji có rất nhiều hệ chữ với sự khác biệt nho nhỏ trong cách thể hiện phát âm tiếng Nhật. Đặc biệt nhất là cách thể hiện trường âm. Nhưng phổ biến nhất là 2 cách viết:
- Thể hiện đúng theo số lượng âm tiết của một từ vựng. Chữ thể hiện trường âm sẽ được viết rõ thành romaji: おじいさん - Ojiisan, おねえさん - Oneesan
- Thể hiện trường âm bằng cách thêm dấu mũ hoặc dấu huyền vào âm あ, い, う, え, お tương ứng và chữ cái có vị trí ở trước trường âm: おじいさん - Ojīsan, おねえさん - Onēsan/Onêsan
5. Sự nhấn nhá trường âm - Cách thể hiện cảm xúc người nói
Viết tiếng Nhật và nói tiếng Nhật, dù là cùng một ngôn ngữ đấy, nhưng chẳng phải là rất nhiều lần bạn nhận thấy các những sự khác biệt. Kiểu như dùng cái này hợp với văn viết, dùng cái kia hợp với văn nói hơn… Và trường âm cũng không chỉ là viết và cả trong văn nói, nó cũng được sử dụng rất tích cực.
Khi chúng ta xem phim chắc chắn sẽ gặp rất nhiều những từ như すごうく (Thích), ひろうい (rộng), hoặc như すごーく, ひろーい. Hầu như không có quy tắc gì được áp dụng trong những trường hợp này cả. Người nó có thể dùng cách nào cũng được để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình cho đối phương
Với những kiểu trường âm thế này, có thể nói rằng người nói thích dùng như thế nào thì dùng. Dù sao thì ngôn ngữ cũng là để người nói sử dụng mà!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét