Nhắc đến cờ bạc, người ta thường nghĩ đến những tệ nạn xã hội, nhưng họ không biết rằng ở Nhật Bản họ lại khuyến khích mọi người chơi bài, thậm chí có rất nhiều trò chơi bài được tổ chức tại đây, đó là bài lá Karuta Nhật Bản. Vậy tại sao bài lá Karuta lại được người dân Nhật Bản khuyến khích chơi nhiều như vậy? Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Lịch sử và đặc điểm của bài lá Karuta Nhật Bản
Lịch sử bài lá Karuta
Karuta là một loại bài lá truyền thống của Nhật Bản được các thương nhân Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản vào giữa thế kỷ 16. Khi Francisco Xavier đến Nhật Bản, anh ta mang theo một bộ bài Tây và tất cả các bộ bài từ đó đều được đặt tên là Karuta.
Đặc điểm bài lá Karuta
- Hình dạng lá bài:
Karuta là một trò chơi bài lá sử dụng các thẻ hình chữ nhật, tương tự như chơi bài Tây.
- Hình ảnh và ký tự trên lá bài:
Khác với những lá bài có ghi số mà chúng ta thường thấy, những lá bài Karuta có hình ảnh, từ ngữ, câu thơ, câu tục ngữ. Có rất nhiều loại bài lá Karuta, tùy theo mỗi loại sẽ có những câu thơtượng trưng cho 12 tháng trong năm, hoặc hình ảnh chữ Hán (Kanji) hoặc hình ảnh các loài hoa, mỗi lá bài mang một ý nghĩa khác nhau và cách chơi khác nhau.
Các loại bài Karuta và cách chơi
- Uta garuta:
Uta garuta còn được gọi là thơ bài vì câu thơ được in trên lá bài. Đây là một tuyển tập thơ được biên soạn vào khoảng năm 1235, bao gồm: 100 bài thơ cổ của 100 nhà thơ sống từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 12 và yêu cầu người chơi phải học thuộc nhiều bài thơ trong "Bách nhân thất thủ". Các bài thơ trên được làm theo thể thơ Tanka (hay còn gọi là đoản ca 5 câu với 35 âm tiết).
Người chơi Uta garuta sẽ được chia thành 2 nhóm và ngồi ngay ngắn trên chiếu Tatami. Do đó, người làm cái sẽ là người điều khiển cuộc chơi, cầm trên tay 100 lá bài in đầy đủ các bài thơ. Một bộ bài khác gồm 100 lá cũng được in 2 dòng thơ cuối của các bài thơ dùng để chia đều cho 2 nhóm người chơi.
Khi bắt đầu trò chơi, người chia bài sẽ đọc 3 câu đầu của một lá bài, nhiệm vụ của 2 đội là tìm những lá bài trước mặt, sao cho nó có 2 câu tiếp nối đúng với 3 câu chủ cái vừa đọc. Nếu bạn không có, bạn có thể xem trong phần bài của mình. Bên nào tìm được nhiều lá bài nhất sẽ thắng.
- Iroha garuta:
Iroha garuta là một bộ bài với 48 cây, bộ bài này có hình thức chơi khá đơn giản khi một người sẽ được chỉ định để đọc những gì được viết trên 1 quân bài, những người xung quanh sẽ rải bộ bài từ ký tự đầu tiên hay 1 số từ cùng với 1 bức ảnh.
Tiếp theo khi người chỉ định đọc những gì được ghi trên lá bài thì các đối thủ phải nhanh chóng tìm được quân bài tương ứng, ai tìm ra trước thì sẽ là người thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Sau khi kết thúc cuộc chơi, người có nhiều bài nhất sẽ là người chiến thắng.
- Hanafuda:
Trên mỗi quân bài của bộ bài Hanafuda sẽ là hình ảnh của mỗi loài hoa, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Bộ bài có tất cả 48 cây, tương ứng mỗi tháng là 4 cây trong 12 tháng với các loài cây được vẽ cách điệu theo mỗi mùa.
* Có 3 loại bài trong mỗi bộ Hanafuda:
- Loại thường có 2 lá đầu của 1 tháng sẽ có hình dáng giống nhau đến 90%, loại này tính 1 điểm 1 lá.
- Loại đẹp là loại có dải ruy băng màu đỏ hoặc màu tím hay là các câu đối, loại này tính 5 điểm 1 lá.
- Loại đặc biệt được chia thành 2 nhánh, nhánh 1 gồm 5 lá bài đặc biệt tính 20 điểm, nhánh 2 là 10 lá bài tính 10 điểm.
Tại sao đến nay mọi người vẫn yêu thích bài lá Karuta Nhật Bản
- Tính giải trí:
Là một trò chơi truyền thống của Nhật Bản, mỗi lần chơi bài lá Karuta, người chơi sẽ ngồi ngay ngắn trên chiếc chiếu Tatami, tập trung nghe các câu thơ được ngâm lên như hát, việc hòa mình vào những câu thơ, hình ảnh trên lá bài dù thắng hay thua thì đó cũng là khoảng thời gian giải trí thoải mái của người Nhật.
Giúp họ thoát khỏi cuồng quay công việc, học tập hàng ngày và đắm mình trong không khí thoải mái, vui vẻ mà chỉ có chơi bài lá Karuta Nhật Bản mới mang lại.
- Tính giáo dục:
Việc chơi các loại bài lá Karuta Nhật Bản, đặc biệt là bài Uta garuta sẽ giúp cho người chơi biết thêm nhiều về các câu thơ, thành ngữ Nhật Bản, đây chính là một hình thức "học mà chơi, chơi mà học" của người Nhật.
Vào những ngày lễ đầu năm mới, Nhật Bản còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi để tìm ra người chiến thắng trong trò chơi Karuta. Việc chơi bàilá Karuta thường xuyên sẽ giúp cho người chơi đạt được sự linh hoạt và nhanh nhẹn, vì thế mà chơi bài Karuta còn được xem như là một hình thức luyện tập võ thuật. Đó chính là lý do mà bài Karuta được duy trì từ hàng trăm năm qua tại Nhật và được rất nhiều người ưa chuộng.
Hy vọng bài viết trên mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bài lá Karuta Nhật Bản - loại bài lá truyền thống mang tính giải trí và giáo dục.
Nhận xét
Đăng nhận xét