Luyện Kaiwa tiếng Nhật hàng ngày

 

Trong bài học "Luyện Kaiwa tiếng Nhật hàng ngày", Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ học về các đoạn hội thoại, các mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật nhé. Hy vọng bài học này sẽ giúp các bạn giao tiếp tiếng Nhật tự tin hơn.

Luyện Kaiwa tiếng Nhật hàng ngày

luyện kaiwa tiếng nhật hàng ngày

1. A: 日本語(にほんご)すごいね。上手(じょうず)になったね。

B: いやー、だんだん難(むずか)しくなってきました。

A: Tiếng Nhật giỏi ghê. Bạn đã giỏi hơn rồi.

B: Dạ không. Nó càng ngày càng khó hơn. 

Chú ý cách chia ở thể thông thường

“よ” và “ね” thường được dùng đệm phía cuối câu để thể hiện cảm xúc của người nói. Thường được dùng trong văn nói thông thường. Tương tự như tiếng việt có những từ như “đấy”, “nhỉ”,… (từ cảm thán đặt cuối câu).

“いやー” ngoài nghĩa “không thích, ghét” ra thì còn mang nghĩa phủ định một điều gì đó. Và thường dùng cho đàm thoại thông thường.

Chú ý thể “Vてくる” dùng để chỉ một hành động/sự việc hướng về phía mình hoặc nhóm người của mình.

2. A: 日本語(にほんご)の辞書(じしょ)がほしいんだ。

B:  へー、先生(せんせい)に聞(き)いてから買(か)いに行(おこな)ったら?

A: Tôi muốn có cuốn từ điển tiếng Nhật. 

B: Sao cơ, Sau khi giáo viên hỏi, bạn đi mua ? 

Chú ý cách chia ở thể thông thường

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Tương tự như tiếng Việt có những từ cảm thán như “Ồ” “À” Ối”…., thì người Nhật cũng sử dụng “わ~” hoặc “あ~”,

3. A: まだ寒(さむ)い?

B:  うん、このストーブ、ついてますか?

A:  Vẫn còn lạnh à?

B:  Ừ, cái lò sưởi này, đã bật lên chưa nhỉ?

A: この辺(へん)は春(はる)になると桜(さくら)がきれいでしょうね。

B: ええ、みごとですよ。

A:  Ở vùng này mùa xuân đến thì hoa anh đào chắc đẹp lắm nhỉ.

B:  Ừ, đẹp lắm đấy.

Chú ý thể “と” và “でしょう”.“ええ”  thường dùng để xác nhận lại thông tin là đúng.

4. A: 大阪(おおさか)に行(い)ったら、知(し)らない日本語(にほんご)をたくさん聞(き)きました。

B: あー、それは方言(ほうげん)ですよ。場所(ばしょ)によって言葉(ことば)が違(ちが)うんです。

A:  Khi đến Osaka đã nghe nhiều tiếng Nhật mà tôi không biết.

B:  A, đó là phương ngữ đấy. Tùy theo địa điểm mà từ ngữ cũng khác nhau.

Chú ý mẫu “によって”

5. A: わー、この携帯(けいたい)、テレビ(てれび)が見(み)られるんだ。

B:  うん、そうなんだ。あんまり使(つか)わないけどね。

A:  Woa, cái điện thoại này, có thể xem tivi được.

B:  Ừ, đúng thế nhỉ. Nhưng mà tôi cũng ít dùng lắm

Chú ý cách chia ở thể thông thường.

Trong văn nói, trợ từ “は” “を” “が”,…có thể được lược bỏ, và thể hiện bằng sự ngắt quãng trong câu nói. Hoặc có thể nói lướt khi người nói và người nghe đều biết về đề tài câu chuyện.

“そ う” dùng để thay thế cho cụm từ hoặc từ, sự việc hành động đã được nêu lên trước đó. Ngoài ra còn biểu hiện sự đồng ý, chấp nhận với điều đã được nếu.

“はい” và “いいえ” trong văn nói thông thường là “うん” và “ううん”. Vì vậy để phân biệt cần chú ý cách nhấn âm và độ dài của từ, đồng thời xem xét cả nội dung phía sau.

6. A: あまり飲(の)みませんね。

B:  ええ。私(わたし)、お酒(さけ)、弱(よわ)いんです。

A:  Uống ít nhỉ.

B:  Ừ. Tôi uống rượu kém mà

7. A: ここは勉強(べんきょう)するところですから、寝(ね)る人(ひと)は別(べつ)の部屋(へや)へ行(い)ってください。

B: 分(わ)かりました…(・・・)。

A:  Ở đây là nơi học hành nên người ngủ thì hãy đến phòng khác đi.

B:  Tôi đã hiểu rồi

8. A: あれ、めがね…(・・・)。どこいったかな~。

B: ん?めがね?どっかで見(み)たよ。

A:  Hả, kính…đâu rồi…

B:  Ừm? Kính? Đã thấy ở đâu rồi.

 “あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.

“かな” thể hiện sự phân vân hoặc suy đoán của người nói về sự việc.

“どっか” = “どこか”: Dùng trong văn nói

9. A: あれ?もう食(た)べないの?

B:  うん。さっき軽(かる)く食(た)べちゃったんだ。

A:  Ủa? Vẫn chưa ăn à?

B:  Ừ. Vừa nãy tôi đã ăn một ít  rồi.

“あれ” ở đây không có nghĩa là cái kia, mà là từ biểu thị sự ngạc nhiên, cũng giống như “Ủa” hay “Hả” của tiếng Việt.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

 “軽く” nghĩa là nhẹ nhàng, mang nghĩa về khối lượng. Tuy nhiên có thể hiểu nghĩa bóng là “ăn ít, ăn nhẹ”

“Vちゃった” = “Vてしまいました”: Thường dùng trong văn nói.

10. A: いつも日曜日(にちようび)、何(なに)をしているの?

B: うーん、テレビ(てれび)見(み)たりマンガ(まんが)読(よ)んだり…(・・・)。ゴロゴロしてるよ。

A:  Mọi khi chủ nhật làm gì vậy?

B:  Ừm. nào là xem tivi nào là đọc truyện tranh. Ăn không ngồi rồi thôi.

“の” = “ん” :sử dụng kết thúc câu hỏi, nghĩa là yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý mẫu “Vたり、Vたり”, có thể không cần vế sau “です/ます” vẫn có thể hiểu được nội dung.

“ている” trong văn nói thường bị luyến chữ “い” và sẽ xem như là  “てる”.

11. A: ねー、このCDなんでこんなに安(やす)いんだろう?

B:  うん、何(なに)だろうね。偽物(ぎぶつ)かもね。

A:  Này, tại sao cái CD này lại rẻ đến như vậy nhỉ?

B:  Ừ, sao vậy nhỉ. Có lẽ là đồ giả đấy.

 “ねー” dùng mở đầu câu chuyện hay đề tài một cách thân mật.

“だろう”=” でしょう”: dùng trong văn nói.

Trong văn nói, thông thường để thể hiện câu hỏi, người nói (với mối quan hệ thân quen) sẽ không cần dùng thể lịch sự như “です/ます” mà chỉ kết thúc câu nói với phần lên giọng cao ở cuối câu.

Trong văn nói thông thường thì thể “かも しれません”thường được rút gọn, bỏ phần “しれません” nhưng người nghe vẫn hiểu

12. A: 夏休(なつやす)みはどうするの?

B:  一人(ひとり)で中国(ちゅうごく)に行(い)くつもりです。

A:  Nghỉ hè sẽ làm gì vậy?

B:  Định một mình đến Trung Quốc.

Chú ý mẫu ngữ pháp “つもり”.

13. A: 日本(にほん)の生活(せいかつ)はどう?もうなれた?

B: ええ。生(しょう)のものも食(た)べられるようになりました。

A:  Cuộc sống ở Nhật thế nào? Đã quen chưa?

B:  Vâng. Cũng đã trở nên ăn được cả đồ sống rồi.

Chú ý mẫu “ように”

14. A: あ、リサさん、久(ひさ)しぶり。今(いま)、何(なに)をしているんですか?

B: 新宿(しんじゅく)で英語(えいご)を教(おし)えています。

A:  A, chị Risa, lâu quá mới gặp. Bây giờ chị đang làm gì vậy?

B:  Đang dạy tiếng Anh ở Shinjuku.

15. A: 学校(がっこう)までどうやって来(く)るんですか?

B:  家(いえ)から山手線(やまのてせん)で一本(いっぽん)です。

A:  Làm thế nào đến trường vậy?

B:  Thẳng từ nhà đến tuyến Yamate.

“ん” sử dụng khi giải thích lý do, thắc mắc, hoặc yêu cầu giải thích về một vấn đề gì đó. Thường được sử dụng như một từ đệm trong câu nói.

Chú ý cách dùng “一本” đối với nghĩa liên quan đến đường đi

16. A: ねー、そろそろ行(い)きませんか?

B:  あ、ちょっと待(ま)って。その前(まえ)にトイレトイレ(といれといれ)。

A:  Này, sắp sửa đi chưa đấy?

B:  A, đợi chút. Trước đó phải đi toa lét toa lét đã.

17. A: ねー、もう宿題(しゅくだい)した?

B: ううん。土日(どにち)にするつもりだけど

A:  Này, đã làm bài chưa?

B:  Chưa. Nhưng định chủ nhật sẽ làm.

だけど” thường dùng cho văn nói, đặt ở vị trí cuối câu nhằm trình bày hay giải thích.

18. A: 知(し)らない人(ひと)についていっちゃだめだよ。

B:  はーい。

A:  Đi theo người không quen biết là không được đâu đấy.

B:  Vâng ạ.

 “っちゃ” : Nhấn mạnh sự việc, hành động. Dùng với động từ. (Gần bằng  “ては/ってば” )

Nhận xét