Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào của người Nhật

 

Nguồn gốc và ý nghĩa của văn hóa cúi chào của người Nhật bắt đầu như thế nào? Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé! Ở Việt Nam, đôi khi chào chỉ cần khẽ gật đầu một cái, một cái vẫy tay bình thường. Nhưng ở Nhật, khi chào bạn phải cúi người xuống.

Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào 

Việc khom lưng, cúi chào một cách kính cẩn là một hình thức lễ tiết từ lâu đời ở Trung Quốc. Hình thức lễ tiết này ra đời vào thời nhà thương với ý nghĩa chủ yếu để thể hiện sự cung kính và nhún nhường của mình trước người khác.

văn hóa cúi chào của người nhật

Loại lễ tiết này ra đời vào thời nhà Thương với ý nghĩa chủ yếu là để thể hiện sự cung kính và nhún nhường trước người khác. Khi hai người gặp nhau sẽ dùng hình thức “khom lưng, cúi người” để diễn tả và bày tỏ sự tôn kính của bản thân với đối phương.

Trong cuốn “Nghi lễ - Sính lễ” từ thời Xuân Thu Chiến Quốc có ghi chép lại rằng, vào thời kỳ đó, mọi người khi tham gia bất kỳ loại lễ mừng nào đều phải cử hành nghi lễ “cúi đầu”. Đến thời nhà Đường thì “cúi đầu” đã trở thành một lễ tiết phổ biến, ai ai cũng biết và đều hành lễ cúi chào. Từ trẻ em đến người lớn tuổi đều hiểu rõ ý nghĩa và nghi thức của việc “cúi đầu”.

văn hóa cúi chào của người nhật

Nhật Bản thời phong kiến thì sao nhỉ?

Trong thời phong kiến ở Nhật Bản, việc không cúi đầu hoặc thậm chí cúi chào không đúng cách với một samurai hoặc vua chúa có thể bị tử hình ngay tại chỗ. Có thể thấy rằng, những quy định trước đây ở Nhật vô cùng khắt khe. Tuy những hình phạt nặng nề như vậy ngày nay đã không còn tồn tại, nhưng nét văn hóa cần cúi đầu đúng cách vẫn còn tồn tại.

 

văn hóa cúi chào của người nhật

Trong xã hội Nhật Bản ngày nay, việc hành lễ “cúi đầu” vẫn được lưu truyền rộng rãi tại các nước phương đông. Đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người dân đều được giáo dục phép tắc này từ nhỏ. Trong mọi hoàn cảnh, cúi đầu chào là một phần lễ nghi không thể bỏ qua khi giao tiếp với người Nhật. Ví dụ, khi băng qua đường, người đi bộ hay trẻ em đều cúi đầu trước người lái xe đang đợi  họ đi qua như một biểu hiện của sự biết ơn.

Nghi thức giao tiếp này của người Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa đức tính tôn trọng người khác vào xã hội hiện đại và phát triển nó thành một nét văn hóa đặc sắc giúp con người sống có chuẩn mực, biết kính trên, nhường dưới, biết cảm ơn và có nền tảng để phát triển phẩm cách cao đẹp.

văn hóa cúi chào của người nhật

Người Việt trước kia cũng quan trọng lễ nghi. Người lớn đi đường gặp nhau cúi đầu chào, trẻ con ngoan ngoãn lễ phép. Nhưng ngày nay, nét đẹp văn hóa ấy đã dần mai một không còn nữa.

Nhận xét