Hai cấu trúc ngữ pháp N3: phân biệt わけがない và わけではない có biểu hiện giống nhau như về ý nghĩa lại có sự khác biệt, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu và phân biệt trong bài viết này để sử dụng chính xác các cấu trúc nhé.
Phân biệt cấu trúc ngữ pháp N3: わけがない và わけではない
1. わけがない/わけはない
Không có lý do~, không có nghĩa là ~, không có khả năng là ~, không chắc là ~.
* Câu kết hợp:
V普通
Aい
A な + わけがない/わけはない
Nな
* Ý nghĩa: Dùng để nhấn mạnh tính phủ định của sự việc, vấn đề đó là không có khả năng, là không có cơ sở lý do để thực hiện.
* 例文:
(1) 彼氏はそんなことをするわけがないよ。
Không lý nào mà bạn trai tôi lại làm chuyện như vậy.
(2) そんな難しい曲は子供が引けるわけがありあせん。
Khúc nhạc khó như thế này thì trẻ em không thể nào đánh được.
(3) 勉強もしないで遊んでばかりいて、試験にパスするわけがない。
Không học hành gì chỉ toàn chơi nên không có lý nào lại qua được kì thi.
(4) お金がないのだから、彼女と結婚するわけがない。
Vì không có tiền nên tôi không có khả năng kết hôn với bạn gái được.
* 注意:
Thể lịch sự của わけがない là わけがないです/わけがありません.
わけがない thường được sử dụng hơn わけはない.
2. わけではない
Không nhất thiết là ~, không phải là ~, không hẳn là ~, không có nghĩa là ~
* Câu kết hợp:
V 普通
A い + わけではない
A な
N な
* Ý nghĩa:
Dùng để phủ định một phát ngôn, lời nói của ai đó hay những thực trạng, thực tế đang được đề cập.
Phủ định một điều tất nhiên, phủ định lại suy đoán, suy nghĩ mà người nghe đang hình dung về một vấn đề nào đó.
* 例文:
(1) 有名なレストランの料理はすべて美味しいわけではない。
Đồ ăn của nhà hàng nổi tiếng không có nghĩa là ngon
(2) 日本人だからといって、だれもが全ての漢字が詳しいわけではない。
Không phải cứ người Nhật Bản thì ai cũng rành về tất cả hán tự.
(3) 私は目を閉じるが寝るわけではないよ。
Tôi nhắm mắt không có nghĩa là tôi ngủ
(4) この辺りにはラッシュが渋滞するがわけではない。
Ở vùng này giờ cao điểm không nhất thiết là sẽ tắc đường.
* 注意:わけではない trong một số đoạn hội thoại sẽ được rút gọn thành わけじゃない。
Trên đây là ngữ pháp tiếng Nhật N3 phân biệt わけがない và わけではない. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu:
>>> Kotowaza – Những câu ngạn ngữ hay và thâm thúy của người Nhật
Nhận xét
Đăng nhận xét